Kính mời quý khách like fanpage ủng hộ DVMS !

Giải đáp thắc mắc về tài sản đảm bảo là gì theo các quy định và pháp luật

Giải đáp thắc mắc về tài sản đảm bảo là gì theo các quy định và pháp luật

Hướng dẫn nghe bài dạng audio

Hiện nay, nhu cầu vay vốn đề đầu tư và kinh doanh đang ngày càng mạnh mẽ và trở thành một thị trường tiềm năng để các tổ chức tín dụng ganh đua kiếm lợi nhuận. Tuy nhiên, bên cạnh những kỳ vọng về lợi nhuận, nhiều các khoản vay trở thành gánh nặng khi không thể hoàn lại. Để giải quyết điều này, tài sản đảm bảo ra đời nhằm mục đích bảo đảm an toàn cho các tổ chức tín dụng đồng thời kích thích hoạt động cho vay. Vậy theo các quy định và pháp luật, tài sản đảm bảo là gì? Có những lưu ý gì khi sử dụng tài sản đảm bảo để đi vay và cho vay?

Tài sản đảm bảo là gì?

Theo Nghị định số 178/1999/NĐ-CP của Chính Phủ vào năm 1999 có viết:

“Cho vay bằng bảo đảm bằng tài sản là việc cho vay vốn của tổ chức tín dụng mà theo đó nghĩa vụ trả nợ của khách hàng vay được cảm kết bảo đảm thực hiện bằng tài sản cầm cố, thế chấp, tài sản hình thành từ vốn vay của khách hàng vay hoặc bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba”.

“Tài sản bảo đảm tiền vay là tài sản của khách hàng vay, tài sản hình thành từ vốn vay và tài sản của bên bảo lãnh dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ đối với tổ chức tín dụng.”

Hình 2: Tài sản đảm bảo là gì

Tài sản bảo đảm có 3 loại: tài sản của khách hàng vay; tài sản hình thành từ vốn vay và tài sản bên bảo lãnh

Như vậy có thể nói rằng, theo Nghị định số 178/1999/NĐ-CP của Chính Phủ vào năm 1999 thì tài sản bảo đảm có 3 loại: tài sản của khách hàng vay, tài sản hình thành từ vốn vay và tài sản bên bảo lãnh.

Trong đó, tài sản hình thành từ vốn vay là tài sản khách hàng vay mà giá trị tài sản được tạo nên bởi một phần hoặc toàn bộ khoản vay của tổ chức tín dụng. Bên cạnh đó, có thể thấy rằng, các tài sản đảm bảo được thực hiện bằng các hợp đồng cầm cố, thế chấp, bảo lãnh. Theo Nghị định này, chỉ đưa ra cái nhìn chung nhất cho câu hỏi tài sản đảm bảo là gì, chưa cụ thể chính xác về các tài sản được sử dụng.

Mặt khác, theo quy định tại Thông tư số 07/2003/TT-NHNN ngày 19/5/2003 của Ngân hàng Nhà nước có hướng dẫn một số điều kiện về bảo đảm tiền vay, tài sản dùng để thế chấp vay vốn tại các tổ chức tín dụng, ngân hàng bao gồm:

  • Nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất, bao gồm các tài sản gắn liền với nhà ở, công trình xây dựng và các tài sản gắn liền với đất khác.
  • Giá trị quyền sử dụng đất mà pháp luật có quy định.
  • Tàu biển theo quy định của Bộ Luật Hàng hải Việt Nam, máy bay theo quy định của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam trong trường hợp cần phải thế chấp.
  • Tài sản hình thành trong tương lai như: bất động sản hình thành sau thời điểm ký giao dịch thế chấp và sẽ thuộc quyền sở hữu của khách hàng như: lợi tức, tài sản hình thành từ vốn vay, công trình xây dựng, các bất động sản khác mà bên thế chấp có quyền nhận.

Ngoài ra còn có một số tài sản giá trị trung bình khác như: ô tô, xe máy, sổ tiết kiệm, sổ lương...

Có thể nói rằng, Thông tư này khá rõ ràng giải đáp chính xác các loại tài sản dùng làm tài sản đảm bảo để các ngân hàng và tổ chức tín dụng sử dụng.

Cụ thể, theo ngân hàng Lienvietpostbank, các tài sản đảm bảo có thể là bất động sản (giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất), ô tô, hàng hóa luân chuyển, máy móc, thiết bị, quyền đòi nợ và các khoản phải thu, chứng chỉ tiền gửi, sổ/tài khoản tiết kiệm, chứng khoán niêm yết, đăng ký giao dịch tập trung, chứng khoản OTC, bảo lãnh, cam kết thanh toán, ủy thác vốn của bên thứ ba có uy tín.

>> Xem thêm: Các loại rủi ro khi dùng bất động sản làm tài sản đảm bảo của khách hàng vay thế chấp.

Hình 3: Quan điểm của ngân hàng về tài sản đảm bảoQuan điểm của ngân hàng về tài sản đảm bảo

Câu trả lời cho câu hỏi tài sản đảm bảo là gì không được trả lời rõ ràng trên trang web của Vietcombank những vẫn có thể tìm hiểu. Cụ thể, những tài sản đảm bảo được sử dụng là: bất động sản của người vay hoặc của bố mẹ người vay, tài sản hình thành từ vốn vay, số dư tài khoản tiền gửi, các giấy tờ có giá, động sản, bất động sản, bão lãnh tài sản từ bên thứ ba.

Điều kiện trở thành tài sản đảm bảo là gì?

Để trả lời tiếp cho câu hỏi điều kiện tài sản đảm bảo là gì, ta đi đến với Khoản 8 Điều 7 Luật doanh nghiệp 2014. Theo điều khoản này, để trở thành tài sản đảm bảo, tài sản phải đáp ứng ba điều kiện, đó là: phải là tài sản thuộc quyền sở hữu của bên đảm bảo (trừ các trường hợp ngoại lệ); là tài sản không cấm giao dịch và là tài sản xác định được.

Tuy nhiên, việc xác định thời điểm đảm bảo cả ba điều kiện không được nêu rõ. Do đó, khi thực hiện, bên đảm bảo và bên nhận đảm bảo có thể thỏa thuận về thời điểm quan trọng nhất định phải đáp ứng ba điều kiện chứ không cần thiết phải đáp ứng mọi thời điểm.

>> Xem thêm: Những tài sản đảm bảo nào có đủ điều kiện thuyết phục ngân hàng cho vay thế chấp.

Hình 4: Điều kiện để trở thành tài sản đảm bảo

Điều kiện của tài sản đảm bảo

Mặt khác, theo Thông tư ra đời ngày 19/05/2013 của Ngân hàng Nhà nước này, để trở thành tài sản đảm bảo cần đáp ứng các điều kiện sau: Thuộc quyền sở hữu hoặc quản lý, sử dụng của khách hàng; tài sản không thuộc nhóm cấm trao đổi, cầm cố thế chấp,...; không thuộc diện tranh chấp; tài sản phải mua bảo hiểm nếu pháp luật có quy định yêu cầu mua bảo hiểm.

Vậy rõ ràng, Thông tư này không có nhiều khác biệt so với Luật doanh nghiệp 2014.

Phương thức xử lý tài sản đảm bảo là gì?

Theo khoản 1 điều 303 bộ luật dân sự 2015 có hiệu lực ngày 1/1/2018, có 4 phương thức xử lý tài sản đảm bảo. Cụ thể là:

  • Bên nhận đảm bảo tự bán tài sản.
  • Bán đấu giá tài sản.
  • Bên nhận đảm bảo sở hữu tài sản.
  • Phương thức khác.

Hình 5: phương thức xử lý tài sản đảm bảoPhương thức xử lý tài sản đảm bảo

Các Phương thức khác thể hiện rằng các bên có thể thỏa thuận để xử lý tài sản đảm bảo. Ví dụ: đối với một số tài sản có thể sử dụng để khai thác ra tiền hoặc cho thuê, số tiền thu được sẽ được phục vụ thực hiện thanh toán nghĩa vụ được đảm bảo.

Trong Luật cũng quy định rõ ràng về các trường hợp sử dụng các phương thức nào. Nếu không có quy định, cái tài sản đảm bảo sẽ được đem ra đấu giá.

Tỷ lệ cho vay so với giá trị tài sản đảm bảo là bao nhiêu?

Sau khi được trả lời cho câu hỏi tài sản đảm bảo là gì, ta đến với tỷ lệ cho vay so với giá trị tài sản đảm bảo.

Hình 6: Tỷ lệ cho vay so với giá trị tài sản đảm bảoTỷ Tỷ lệ cho vay so với giá trị tài sản đảm bảo

Theo nguyên tắc phòng ngừa rủi ro của ngân hàng, tỷ lệ cho vay từ 60 - 70% giá trị của tài sản đảm bảo. Đối với tài sản bằng bất động sản, tỷ lệ này có thể lên tới 75%. Tuy nhiên, đối với tình trạng đẩy mạnh hoạt động cho vay, nhiều ngân hàng và tổ chức tín dụng thậm chí nâng tỷ lệ này lên tới 90 - 95%.


Quảng Cáo

DVMS chuyên:
- Tư vấn, xây dựng, chuyển giao công nghệ Blockchain, mạng xã hội,...
- Tư vấn ứng dụng cho smartphone và máy tính bảng, tư vấn ứng dụng vận tải thông minh, thực tế ảo, game mobile,...
- Tư vấn các hệ thống theo mô hình kinh tế chia sẻ như Uber, Grab, ứng dụng giúp việc,...
- Xây dựng các giải pháp quản lý vận tải, quản lý xe công vụ, quản lý xe doanh nghiệp, phần mềm và ứng dụng logistics, kho vận, vé xe điện tử,...
- Tư vấn, xây dựng, chuyển giao các giải pháp CNTT cho doanh nghiệp, startup,...

Vì sao chọn DVMS?
- DVMS nắm vững nhiều công nghệ phần mềm, mạng và viễn thông. Như Payment gateway, SMS gateway, GIS, VOIP, iOS, Android, Blackberry, Windows Phone, cloud computing,...
- DVMS có kinh nghiệm triển khai các hệ thống trên các nền tảng điện toán đám mây nổi tiếng như Google, Amazon, Microsoft,...
- DVMS có kinh nghiệm thực tế tư vấn, xây dựng, triển khai, chuyển giao, gia công các giải pháp phần mềm cho khách hàng Việt Nam, USA, Singapore, Germany, France, các tập đoàn của nước ngoài tại Việt Nam,...

Quý khách xem Hồ sơ năng lực của DVMS tại đây >>

Quý khách gửi yêu cầu tư vấn và báo giá tại đây >>


Ý Kiến

ôi, đúng cái cần rồi
This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

quá tốt, phát huy nhé
This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

tốt quá, đang cần tìm hiểu
This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Tin hay
This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

đúng cái đang cần
This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

có vẻ ok đấy
This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

chính xác, đang cần
This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

giờ mới thấy tin này
This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

chuẩn đấy
This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

chuẩn đấy
This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

ôi, đúng cái cần rồi
This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

ủng hộ
This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Có thể bạn quan tâm:

Quản lý thu chi kinh doanh, tài chính cá nhân,... trên điện thoại và máy tính bảng.

Đầy đủ tính năng cần thiết và dễ dàng sử dụng. Dùng miễn phí nhưng an toàn tuyệt đối!

Quản lý thu chi kinh doanh.
Quản lý thu chi bán hàng online.
Quản lý thu chi cửa hàng.
Quản lý vay nợ, trả nợ.
Quản lý thanh khoản hợp đồng.
Quản lý tài chính cá nhân.
Quản lý tài chính hộ gia đình.
Quản lý tài khoản tiền mặt, tài khoản ngân hàng.
An toàn, không sợ bị lộ dữ liệu tài chính.
Dễ dàng thao tác mọi lúc mọi nơi.

* Ứng dụng của chúng tôi hoàn toàn miễn phí, chạy offline, trên ứng dụng chỉ có banner quảng cáo nhỏ của Google. Chúng tôi không thu thập dữ liệu người dùng, không cài cắm các phần mềm độc hại, không gây tốn pin,...

Cài đặt và sử dụng hoàn toàn miễn phí và an toàn khi sử dụng cho điện thoại và máy tính bảng Android TẠI ĐÂY >>

hoặc qua QRCODE sau:

quản lý thu chi trên smartphone android

Cài đặt và sử dụng hoàn toàn miễn phí và an toàn khi sử dụng qua file APK, tải file tại đây >>

 Xem hướng dẫn chi tiết từng tính năng tại phần Hướng dẫn >>

 

 

Bằng cách đăng ký kênh và chia sẻ bài, bạn đã cùng DVMS chia sẻ những điều hữu ích